Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Bạn học ở trường được bao nhiêu câu tiếng Nhật giao tiếp. Liệu với từng đó, bạn đã tự tin nói chuyệ với người Nhật chưa? Bài viết sẽ giúp các bạn biết thêm về tiếng Nhật nói chung và tiếng Nhật giao tiếp nói riêng - những điều mà bạn chắc hẳn là chưa học, và khả năng rất cao là sẽ không học ở trường lớp của bạn. 



Trước khi tôi có thể giúp bạn biết rõ hơn về tiếng Nhật giao tiếp, đầu tiên có lẽ cần phải làm rõ một điều trước: Bạn đã biết tiếng Nhật đến đâu rồi? Câu trả lời của các bạn độc giả nhất định sẽ là mỗi người một kiểu. Vậy tôi sẽ hỏi theo một cách khác dế trả lời hơn: Bạn biết những câu sau trong tiếng Nhật không? おはようございます。 さようなら。 ありがとうございます。
Trước khi để bạn phải bật cười và nói lớn lên rằng: ô hay, hỏi vớ vẩn, những cái đó thì đương nhiên là biết rồi!… thì tôi rất xin lỗi đã làm bạn hiểu lầm và xin phép được đính chính lại câu hỏi: Bạn biết – chắc chắn rồi – nhưng bạn đã biết hết về những câu đó chưa?
cach-hoc-tieng-nhat-nhung-dieu-khong-day-o-truong-1
Việc phân tích các thành phần ngữ pháp hẳn đã trở nên quá dễ dàng với bạn
Có một điều hẳn bạn đã quên không để ý đến khi học tiếng Nhật. Càng học nhiều tiếng Nhật, bạn càng được học nhiều từ mới, cấu trúc ngữ pháp, biến đổi thể bị động bị tĩnh nọ kia. Bạn có thể phân tích một cách thuần thục câu phức trong văn bản với chủ ngữ được bổ nghĩa bằng một vế định ngữ, và động từ chính đặt cuối câu được chia theo thể sử dịch tiếp diễn, đồng thời chỉ ra những động từ thường nào đã được thay thế bằng các động từ khiêm nhường và tôn kính tương ứng. Nếu không phải là tất cả, thì ít ra bạn cũng phân tích được những dạng ngữ pháp bạn đã học. Câu điều kiện, câu sai khiến, câu cấm đoán… tất cả các loại câu mà bạn đã biết.
TRỪ 3 CÂU Ở TRÊN.



Phải rồi, nếu bạn đang nói tiếng Nhật, thì chắc chắn bạn đang dùng những câu trên. Nhưng có phải tất cả những gì bạn biết về những câu đó là cách phát âm, ý nghĩa – hay đúng hơn là trường hợp có thể sử dụng – và hết? おはようございます, さようなら, ありがとうございます. Đó là một từ? Hay một vế câu? Danh từ hay động từ? Hay trợ từ? Chia ở thể nào, tại sao lại có masu? Có thể chia ở thể thường không? Có thể chia ở thể phủ định, điều kiện, sử dịch không? Mà đó là 1 từ, hay là 2 từ? 3 từ? 4 từ? Những chữ nào thuộc 1 từ? Thật là khó đoán, khi mà những câu tiếng Nhật mà bạn biết, lại chẳng tuân theo một quy tắc ngữ pháp hay chứa một từ tiếng Nhật hoàn chỉnh nào mà bạn

cach-hoc-tieng-nhat-nhung-dieu-khong-day-o-truong-2

Thế nên có lẽ tôi đã có thể nói, những câu tiếng Nhật giao tiếp bạn dùng hàng ngày, lại là những câu bạn dùng hết sức thành thạo, nhưng không cần biết đến ý nghĩa thực sự của nó? Đừng lo, đây là một hiện tượng vô cùng phổ biến trong tiếng Nhật mà có thể bạn cũng đã để ý: hiện tượng “tối nghĩa nhưng sáng ý”. Bạn không thể cắt nghĩa câu nói hay cách nói đó, nhưng bạn hiểu ý của nó và tìm ra một cách nói trong ngôn ngữ của bạn mà có ý tương đương. Còn nếu bạn đang nghĩ “Dịch nghĩa được mà. Câu này nghĩa là chào buổi sáng” thì, thứ nhất, sau khi đọc xong bài viết của tôi bạn sẽ thấy nghĩa đen của nó hoàn toàn khác, và thứ hai, nếu nói cho cùng, thì “chào buổi sáng” không thực sự có nghĩa. Tại sao ư, bạn biết đấy, trong tiếng Việt do cha ông ta sáng tạo và để lại từ xưa không có từ “chào buổi sáng” mà chỉ có “chào ông” khi bạn gặp ông, “chào bác” khi bạn gặp bác, “chào em” khi bạn gặp em. Vậy “chào buổi sáng” là câu bạn chào khi bạn gặp “buổi sáng”? Lý giải cho sự hình thành của cách nói này, trong đầu tôi chỉ có lơ mơ một ký ức về những anh chị học sinh đến lớp học thêm tiếng Anh – lớp làng – của bố tôi, nhìn bảng đen và cặm cụi chép vào vở đi học những dòng chữ:
“Good morning Gút mo ninh Chào (buổi sáng)
Good evening Gút ivờ ninh Chào (buổi tối)”
Và trong thâm tâm tôi vẫn lấy những mảnh ký ức đó để giải thích cho cách nói tréo ngoe này.



Xin lỗi vì đã lạc đề. Quay trở lại với tiếng Nhật giao tiếp, đầu tiên xin được bật mí một gợi ý quan trọng cho các bạn: những câu trên vốn bắt nguồn từ tiếng Nhật cổ. Những cách nói ở trên đã được tìm thấy trong một số văn bản chữ viết từ thời Edo (khoảng thế kỷ 17-19), và trong thời gian này người Nhật vẫn nói một thứ tiếng Nhật hoàn toàn khác những gì chúng ta đang học bây giờ. Khác ở điểm nào? Như tôi đã nói, khác hoàn toàn, từ việc có nhiều chữ hiragana cùng biểu thị 1 âm, bảng hiragana nếu viết đầy đủ sẽ có 300 chữ, hay một chữ hiragana có thể biểu thị 1 cụm từ vài âm liền nhau… Nhưng tôi sẽ lược ra một số điểm chính liên quan đến những câu cơ bản ở trên:
– Hệ thống âm đọc khá giống với hệ thống âm đọc ngày nay, nhưng cách viết có nhiều điểm khác biệt
– Các chữ nhỏ không tồn tại. Các chữ nhỏ bao gồm ya-yu-yo nhỏ trong きゃ、きょ、きゅ, hoặc tsu nhỏ trong きっと.
– Các âm は、ひ、ふ、へ、ほ nếu không phải là chữ bắt đầu của một từ, thì sẽ luôn được đọc là わ、い、う、え、お (VD: おほきく = 大きく, …) (Đó cũng là lý do trong tiếng Nhật hiện đại có các động từ đuôi う, く, す, つ, ぬ, む, る nhưng không bao giờ có ふ. Trong tiếng Nhật trước đây có rất nhiều động từ đuôi ふ, nhưng do bị đọc làう nên nay chúng đã trở thành động từ đuôi う)
– Các âm có vần -e (け、せ、て、ね 等) khi đi trước う sẽ bị đọc thành vần -yo (VD: けう hoặc ふ đọc như きょう, てう hoặc てふ đọc như ちょう, …)
– Các âm có vần -a (か、さ、た、な 等) khi đi trước う sẽ được đọc thành vần -o (VD: かう đọc như こう, たう đọc như とう, やう đọc như よう, …)
– Các âm có vần -i (き、し、ち、に 等) khi đi trước う sẽ được đọc thành vần -yu (VD: きう đọc như きゅう, しう đọc như しゅう, ちう đọc như ちゅう, …)
– Hiện tượng biến âm xảy ra từ từ và dần hình thành tiếng Nhật hiện đại. Các hiện tượng biến âm gồm có:
+ Biến âm i (イ音便): các tính từ gốc Nhật, khi bổ nghĩa cho danh từ hay đại từ thì có đuôi き, nhưng do hiện tượng này đã dần được thay thế thành đuôi い
+ Biến âm u (ウ音便): các tính từ gốc Nhật, khi bổ nghĩa cho động từ hoặc khi nối câu (連用形) thì có đuôi く, nhưng do hiện tượng này nên đã dần được thay thế thành đuôi う
+ Biến âm n và biến âm kép (撥音便、促音便) (không liên quan nên tôi xin phép không mô tả rõ)
cách học tiếng nhật nhanh nhất
Tiếng Nhật trong đoạn truyện này được viết theo “lối” cổ – tức là giống như cách hành văn trong tiếng Nhật cổ, nhưng được viết bằng Hiragana hiện đại chứ không phải bằng hệ thống chữ viết Nhật thời bấy giờ – để độc giả có thể đọc được. Nhưng để hiểu được thì
Nếu bạn hỏi tôi tại sao lại thế, thì tôi cũng xin thành thực trả lời rằng điều này năm ngoài khả năng lý giải của tôi. Chỉ có điều các nhà ngôn ngữ học và chắc hẳn là cả các nhà sử học đã xác nhận rằng thời xưa ở Nhật tiếng Nhật đã là như thế này. Tiếng Nhật ngày nay thực chất là sự đơn giản hóa cách viết và chấp nhận các hiện tượng biến âm đồng thời quy chuẩn hóa ngữ pháp hiện đại, được thực hiện trên thứ ngôn ngữ “cổ đại” mà tôi đã mô tả ở trên.



Và đây chính là bộ chìa khóa lý giải tại sao chúng ta, các bạn và tôi, lại nói おはようございます、ありがとうございます. Nhưng trước khi nói đến phần tiếng Nhật cổ, hãy xem xét phần tiếng Nhật hiện đại đã.
Hãy nghĩ đến 1 tính từ đuôi i của tiếng Nhật hiện đại. Chẳng hạn từ 早い.
Bạn biết thể phủ định của nó chứ? Dĩ nhiên, 早くない.
Nếu nói lịch sự hơn một chút? 早くないです. Nhưng hãy nhớ cả cách nói cứng nhắc của nó, tức cách nói dùng trong văn bản trang trọng. 早くありません.
Bây giờ bạn lại không muốn phủ định nó nữa, bạn nói 早くあります. Đây còn là một cách nói cứng hơn nữa, dĩ nhiên vẫn là trong tiếng Nhật hiện đại.
Nếu cách nói cứng, trang trọng đó mà còn làm cho nó lịch sự hơn thì thế nào? はやくございます. Lịch sự hơn nữa? おはやくございます. Hãy nhớ câu này.



Bây giờ chúng ta hãy nhìn đến chùm chìa khóa. Hãy nhìn vào dùng “biến âm u”. はやく dần được biến đổi thành はやう do biến âm này. Và khi biến đổi như vậy, hãy nhìn dòng nói về “Các âm có vần -a” và cho tôi biết bạn sẽ đọc câu sau như thế nào? おはやうございます
Chính nó. おはようございます。
Không tin ư? Nếu máy tính bạn có thể gõ được tiếng Nhật, hãy gõ おはようございます và chuyển nó sang kanji.
Còn nếu máy tính bạn không gõ được tiếng Nhật, tôi xin được nói đáp án luôn. お早うございます.
cách tự học tiếng nhật
Vậy có nghĩa là, về mặt bản chất, おはようございます chỉ là từ はやい được thêm thắt những yếu tố lịch sự và bị biến âm mà thành. Nhưng để dễ hiểu, bạn có thể hình dung, với cách diễn đạt lịch sự trong tiếng Nhật “cổ” này, nếu suy ra tiếng Nhật hiện đại tương đương chúng ta có thể hiểu nó giống như nói 「お早いです(ね)」: “Bác dậy sớm nhỉ” hay “Vẫn còn sớm bác nhỉ”.
Người Nhật cũng giải thích 「おはよう」 tương đương với 「おはやく」 và là câu lược bớt của 「おはやく(からご苦労様でございます)」(*): “Mới sáng sớm mà bác đã phải vất vả rồi”. Cách giải thích này phù hợp với cách giải thích các câu chào khác: 「こんにちは」=「今日(こんにち)は(ご機嫌いかがでしょうか)」, hay 「こんばんは」=「今晩は良い晩ですね」. Lưu ý rằng các câu không thực sự phải mang nghĩa giống như cách giải thích, nhưng bạn biết kiểu của người Nhât đấy – họ cứ nói lấp lửng vế trước, để vế sau ai muốn hiểu sao thì hiểu thôi.
Và với câu tiếp theo, bởi vì ありあがたい nghĩa là “biết ơn, cảm thấy biết ơn” chắc hẳn bạn cũng đã dễ dàng nhận ra ありがとうございます có nghĩa là 「ありがたいです」 “Tôi rất lấy làm biết ơn”. Nhưng đối với câu này, bạn vẫn còn có thể xẻ nhỏ nó ra hơn nữa.

>> Địa chỉ trung tâm dạy tiếng Nhật uy tín tại Hà Nội

Mr.Kro
(*) Theo 語源由来辞典 http://gogen-allguide.com


0 nhận xét:

Đăng nhận xét