Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Học tiếng Nhật cùng Konomi – Bài 1- Gặp gỡ mọi người

Bài đầu tiên này, Cô  sẽ hướng dẫn cho chúng ta về cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật.
初(はじ)めまして
私(わたし)の名前(なまえ)は。。。。。。です
よろしく お願(ねが)いします。
Xin chào, rất vui được làm quen với các bạn
Tôi tên là….
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn.
Một số câu và cụm từ sử dụng trong bài học:
こんにちは:xin chào
名前(なまえ):tên
私(わたし):tôi
私(わたし)の名前(なまえ):tên của tôi
はじめまして:rất vui được làm quen với bạn
よろしく おねがいします:rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn
Những mẫu này được dùng khi chúng ta tự giới thiệu về bản thân hoặc khi gặp ai đó lần đầu tiên.
____
Yêu Nhật Bản - Học Tiếng Nhật

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015


Bạn cảm thấy bỡ ngỡ, khó bắt kịp với một ngôn ngữ mới, nhất là một ngôn ngữ khó như Tiếng Nhật. Akira Education sẽ mang đến cho bạn phương pháp  hiệu quả nhất giành cho người mới bắt đầu.
 Phương pháp học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

I. TÀI LIỆU CẦN THIẾT:

Bộ giáo trình học tiếng Nhật trình độ Sơ cấp của Akira Education bao gồm:
1. Sách giáo khoa: giáo trình Minna no Nihongo.
2. Sách giải thích từ mới và ngữ pháp.
3. Sách bài tập (Renshuu chou).
4. Sách đọc hiểu (dokkai).
5. Sách nghe hiểu (choukai).
6. Sách học chữ Hán.
7. Bộ DVD các tài liệu nghe. (Có thể download tại đây: http://bit.ly/WJ-dltailieu)

II. GIẢI THÍCH CÁC LOẠI TÀI LIỆU & HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

1. Sách giáo trình:
Là quyển sách trung tâm của bộ giáo trình, tất cả những quyển sách khác đều nhằm mục đích hỗ trợ cho việc học quyển sách này.
Quyển sách được chia thành các phần như sau:
– Phần 1: giới thiệu sơ bộ về quyển sách. (Toàn bằng tiếng Nhật và không đánh số trang)
– Phần 2: Bài chuẩn bị, từ trang 1 đến 5, bao gồm bảng chữ cái, cách đọc âm tiết, ngữ điệu, các câu chào hỏi cơ bản, các câu thường dùng trong lớp…
– Phần 3: 25 bài học của chương trình Sơ cấp. (Từ trang 6 trở đi)
Kết cấu bài học:
Mỗi một bài học bao gồm các nội dung sau:
– 文型 ぶんけい Bunkei – Câu mẫu.
– 例文 れいぶん Reibun – Ví dụ.
– 会話 かいわ  Kaiwa – Hội thoại.
– 練習 れんしゅう Renshuu A – Luyện tập ngữ pháp (đọc).
– 練習 れんしゅう Renshuu B – Luyện tập ngữ pháp (viết).
– 練習 れんしゅう Renshuu C – Luyện tập C (hội thoại).
– 問題 もんだい Mondai – Bài tập tổng hợp kiến thức, bao gồm bài tập nghe và bài tập ngữ pháp (Từ bài 6 trở đi có thêm bài tập đọc hiểu).
2. Sách giải thích từ mới và ngữ pháp.
Quyển này bao gồm 2 phần:
– Phần 1: dịch phần “giới thiệu sách” và “Bài chuẩn bị” của sách giáo trình. (Khoảng 20 trang đầu và không đánh số)
– Phần 2: Từ mới và ngữ pháp của 25 bài học trong sách giáo trình.
3. Sách bài tập (Renshuu chou).
Mỗi 1 bài trong sách giáo trình sẽ có các bài tập đi kèm. Làm hết số bài tập này là cách rất tốt để nắm vững từ vựng và ngữ pháp của bài học.
4. Sách đọc hiểu (dokkai) & Sách nghe hiểu (choukai).
Đằng sau sách Đọc hiểu có phần từ mới, tất cả những từ mới có trong bài đọc mà không có trong sách Giải thích từ mới sẽ được viết ở đây.
Đằng sau sách Nghe hiểu có phần Script (nội dung nghe), nếu nghe nhiều lần mà vẫn không nghe được thì các bạn có thể giở ra để tham khảo. (Lưu ý là nghe nhiều lần không được thì mới được mở ra xem nhé.)
Học tiếng Nhật khó nhưng thực sự rất thú vị
Học tiếng Nhật khó nhưng thực sự rất thú vị

III. PHƯƠNG PHÁP CHUNG:

1. Học theo chiều rộng:
Đa phần các bạn học ngoại ngữ đều thường cố gắng đạt đến sự hoàn hảo ngay từ khi bắt đầu, học thuộc 100% từ mới, phát âm chuẩn 100%, nhớ 100% ngữ pháp…
Quan điểm của Akira Education là không cần thiết phải học như vậy khi mới bắt đầu.
Học chính xác 100% sẽ tốn rất nhiều thời gian. Học 80% đầu tiên chỉ mất 50% thời gian và học 20% còn lại mất 50% nữa.
Thay vì dành 10h thời gian học thuộc 1 bài 100% thì dành 10h để học 2 bài mỗi bài thuộc 80% sẽ tốt hơn.
2. Học tổng hợp tất cả các loại giáo trình:
Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi nhiều và nản khi nghĩ đến việc mình phải học cùng 1 lúc tới 5-6 quyển sách. Nhưng thực tế đó lại là cách thức học tập hiệu quả, vì:
– Mặc dù có nhiều sách khác nhau, nhưng tất cả thuộc cùng 1 hệ thống và chung một khối lượng kiến thức. Từ vựng, ngữ pháp… của các sách là gần như giống nhau. Ví dụ bạn học từ mới và ngữ pháp của bài 1, thì bạn có thể đọc được và làm được bài tập bài 1 của tất cả các sách.
– Vì cùng chung một khối lượng kiến thức (từ vựng, ngữ pháp), nên việc làm nhiều loại bài tập khác nhau sẽ giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu hơn. Bạn chỉ cần học qua từ vựng và ngữ pháp, sau đó làm hết các bài tập thực hành là sẽ thấy mình nhớ rất kỹ.
– Việc học tổng hợp giúp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được vận dụng tốt hơn và được bổ trợ lẫn nhau. Chúng ta phải hiểu rằng, Ngoại ngữ là một sự tổng hợp của nhiều kỹ năng, học ngoại ngữ mà chỉ đọc được từ mới nhưng không thể nghe, không thể nói… thì chẳng khác nào người câm điếc.
3. Cách học Từ mới& Ngữ pháp
Với từ mới:
Nguyên tắc: Nghe, nhắc lại & viết.
Mở file đọc từ mới lên và nghe, song song với việc xem chú giải của sách Giải thích từ mới.
Tuyệt đối không học theo cách thủ công là viết đi viết lại, vừa mất thời gian vừa không hiệu quả. Nếu cứ viết đi viết lại thì chỉ nhớ được mặt chữ, khi nghe sẽ không hiểu và khi giao tiếp sẽ không sử dụng được.
Học chỉ bằng cách viết cũng không kích thích não bộ trong việc sử dụng nhiều vùng trí não để ghi nhớ.
Với ngữ pháp
Học thuộc mẫu câu.
Với trình độ Sơ cấp thì chưa cần thuộc nhiều các công thức câu, chủ yếu chỉ cần học thuộc mẫu câu để có thể sử dụng luôn.

IV. TRÌNH TỰ HỌC

Phương pháp học tiếng Nhật tốt nhất là gì?
Phương pháp học tiếng Nhật tốt nhất là gì?
1. Học từ mới và ngữ pháp. (Bao gồm cả Kanji với những lớp nâng cao)
– Học ngữ pháp theo cách thức ở trên ít nhất 5 lần. (sau đó mỗi ngày nên nghe lại ít nhất 3 lần)
– Đọc hiểu ngữ pháp.
Folder File nghe từ mới: Wow Japanese – Minna No Nihongo 1 – 50.
File nghe từ mới bài 1: Dai 1 ka – kotoba.
File nghe từ mới bài 2: Dai 2 ka – kotoba.
2. Ghi âm phần Reibun, Bunkei và Kaiwa.
– Yêu cầu phải nghe đoạn đọc mẫu trước và tập nói ít nhất 5 lần trước khi ghi âm.
– Ghi âm riêng từng bài thành từng file khác nhau. Vd: Bunkei là 1 file, Reibun là 1 file…
– Đặt tên file là: “[Số bài] – [Loại bài]“.
Vd ghi âm Reibun của bài 3 thì tên file sẽ là “7 – Reibun”
3. Làm bài tập Online.
4. Làm phần Mondai sách giáo khoa. (Bao gồm cả phần nghe.)
Folder các file nghe mondai: Wow Japanese – Minna No Nihongo 1 – 25.
File nghe mondai 1 của bài 1 là: Dai 1 ka – mondai 1.
File nghe mondai 3 của bài 1 là: Dai 1 ka – mondai 3.
File nghe mondai 1 của bài 2 là: Dai 2 ka – mondai 1.

Sau khi làm hết tất cả các bước này thì chắc chắn bạn đã nắm vững được tới 80% kiến thức cần thiết của bài học rồi đấy icon smile Phương pháp tự học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu 
Hãy tiếp tục cố gắng nhé!
__
Yêu Nhật Bản - Học Tiếng Nhật

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Các bạn có thể gặp nhiều biến âm trong tiếng Nhật, ví dụ: “koi” là “tình yêu”, “hito” là người còn người yêu là “koibito”. Chữ “hito” được biến thành “bito” cho dễ đọc.
Một số quy tắc biến âm trong tiếng Nhật
Các bạn có thể xem danh sách ví dụ dưới đây:
恋 koi + 人 hito = こいびと koibito (hi thành bi) (người yêu)
手 te + 紙 kami = てがみ tegami (ka thành ga) (lá thư)
国 koku + 家 ka = こっか kokka (ku thành âm lặp tsu nhỏ) (quốc gia)
発 hatsu + 展 ten = はってん hatten (tsu thành âm lặp tsu nhỏ) (phát triển)
脱 datsu + 出 shutsu = だっふつ dasshutsu (tsu thành âm lặp tsu nhỏ) (thoát ra)
つけっ放し tsukeppanashi (bật máy móc, điện,… rồi để đó không dùng): hanashi thành panashi
日々: hibi (ngày ngày), chữ 々 là để chỉ lặp lại chữ trước đó, “hi” biến thành “bi”
人々: hitobito (người người), chữ “hito” thứ hai biến thành “bito”
国々: kuniguni (các nước), “kuni” thành “guni”
近頃: chika (gần) và koro (dạo) thành chikagoro = “dạo này” (koro thành goro)
賃金: chin (tiền công) và kin (tiền) thành chingin (tiền công), “kin” thành “gin”
順風満帆: “thuận phong mãn phàn” (thuận lợi như được gió căng buồm), các chữ riêng là “jun + fuu + man + han” thành  jumpuumampan
それぞれ: sorezore (lần lượt là, từng cái là)
青空=あおぞら: ao + sora = aozora (bầu trời xanh)
Các bạn có thể thấy là cách đọc một số âm trong từ ghép hay từ lặp có thay đổi trong các ví dụ trên.
Tại sao lại biến âm như vậy? Mục đích là để cho dễ đọc và tránh nói nhầm.
Ví dụ chữ 賃金 nếu nói nguyên là “chinkin” thì rất khó phát âm còn nói là “chingin” thì dễ phát âm hơn.
Các âm đục bao giờ cũng dễ phát âm hơn các âm trong, ví dụ “sore zore” dễ phát âm hơn “sore sore”.
Dưới đây là các quy tắc biến âm trong tiếng Nhật
Một số quy tắc biến âm trong tiếng Nhật
(1) Từ ghép hay từ lặp: Hàng “ha” (ha hi fu he ho) thành hàng “ba” (ba bi bu be bo) vốn là âm đục của hàng “ha”.
は ひ ふ へ ほ → ば び ぶ べ ぼ
Các bạn có thể thấy là âm đục có cách viết y nguyên chỉ thêm vào dấu nháy ký hiệu.
Ví dụ: koi + hito = koibito, 日 hi + 日 hi = 日々 hibi (ngày ngày)
(2) Hàng “ka” thì thành hàng “ga”
か き く け こ → が ぎ ぐ げ ご
Ví dụ: 近頃 chika + koro = chikagoro
(3) Hàng “sa” thành hàng “za”
さ し す せ そ → ざ じ ず ぜ ぞ
Ví dụ 矢印 ya (mũi tên) + shirushi (dấu) = yajirushi, 中島 naka + shima = nakajima (tên người)
(4) Hàng “ka” mà được tiếp nối bởi một âm hàng “ka” tiếp thì biến thành âm lặp (tsu nhỏ)
Ví dụ: 国旗 (quốc kỳ) koku + ki = kokki こっき chứ không thành kokuki
(5) Hàng “ha” mà đi theo sau chữ “tsu” つ thì chữ “tsu” biến thành âm lặp (tsu nhỏ) còn hàng “ha” sẽ thành hàng “pa”
は ひ ふ へ ほ → ぱ ぴ ぷ ぺ ぽ
Ví dụ: 活発(かつ+はつ)=かっぱつ, katsu + hatsu = kappatsu
Hàng “ha” mà đi sau âm lặp (chữ “tsu” nhỏ = “っ”) thì thành hàng “pa”
Ví dụ: つけっぱなし
(6) Hàng “ka” mà đi sau “n” (ん) thì thành hàng “ga”
Ví dụ: 賃金=ちんぎん
(7) Hàng “ha” đi sau “n” (ん) thì thường thành hàng “pa” (phần lớn) hoặc hàng “ba” (ít hơn)
Ví dụ: 根本=こんぽん, kon + hon = kompon (căn bản)
(8) Âm “n” (ん) ở ngay trước hàng “pa” hay hàng “ba” hay hàng “ma” thì phải đọc là “m” thay vì “n”
Ví dụ: 根本=こんぽん kompon, 日本橋=にほんばし nihombashi, あんまり ammari
__
Yêu Nhật Bản - Học Tiếng Nhật

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015


Kinh nghiệm thi đỗ JLPT N2 sau 1 năm tự học
Em vốn yêu thích truyện tranh và nền văn hoá Nhật Bản nên đã quyết định tự học tiếng Nhật toàn thời gian trong vòng hơn 1 năm. Kết quả là em đạt được N4 sau 7 tháng học và đỗ N2 sau đúng 5 tháng thi N4. Kinh nghiệm học ngữ pháp của em là học để cho vững ngữ pháp (không phải cố học thuộc lòng, học vẹt để rồi không dùng đến là quên luôn). Em không học ngữ pháp qua sách mà học qua trang Japanesepod101.com. Trang này phải mất tiền $25 / tháng nếu trả từng tháng một, họ cho mình 1 tuần dùng thử miễn phí. Ngoài ra em dùng thêm phần mềm là Rosetta Stones, các anh chị hoàn toàn có thể download trên mạng về không phải mua mấy mấy trăm $ lận. Đây là phần mềm hết sức nổi tiếng. Điểm cộng là nó bắt người học phải học đi học lại một cấu trúc nhiều lần nên nhớ nhanh, kể cả không có giải thích ngữ pháp gì. Điểm trừ là nhiều khi không có giải thích ngữ pháp như vậy cũng bất tiện, gặp phải cấu trúc phức tạp mình phải lên google tra xem ngữ pháp đấy dùng như thế nào. Điểm trừ nữa là Rosetta Stones dù rất tốt để luyện phát âm tiếng Anh, học đọc rất chậm nên mình không dùng để luyện nghe nhanh được. Nếu anh chị học xong cả 3 level đầu thì có thể vừa đủ để thi JLPT N4.
Kinh nghiệm học Kanji của em là dùng cách thức ghi nhớ Kanji bằng hình ảnh và câu chuyện trong quyển Remembering the Kanji. Vì cuốn sách gốc mua trên amazon rất đắt nên em phải down về. Lúc nào cũng dí mắt vào máy đọc bản pdf cũng bất tiện nên em đã dùng Microsoft Word để tạo các flashcard rồi in ra, toàn bộ 2000 chữ Kanji. Mặt trước là Kanji không thôi, mặt sau là nghĩa tiếng Việt, tiếng Anh, cách đọc và cách nhớ theo một câu chuyện nào đấy. Mỗi ngày xem cho nhớ khoảng 50-100 từ, lặp đi lặp lại nhiều lần là sẽ nhớ rất nhanh. Cách này cực kỳ hữu hiệu khi em viết tiếng Nhật. Không nhớ nét em toàn nhớ xem mình đặt tên mỗi nét đấy theo con vật hoặc đồ dùng nào, rồi liên tưởng đến câu chuyện đi kèm với nó.
Sau khi đã nắm vững kha khá ngữ pháp và Kanji rồi em đọc thật nhiều tiểu thuyết để luyện cả từ vựng lẫn ngữ pháp. Thực ra đọc truyện tranh cũng được nhưng tra từ khó, cứ phải đánh máy ra, trong khi đọc tiểu thuyết em có thể dùng Rikaichan để tra từ ngon lành. Từ điển Rikaichan là addon cho Firefox, các anh chị cài vào Firefox xong thì mỗi lần mình đọc sách báo gì trên mạng, cứ di con chuột qua một từ tiếng Nhật nào đấy là nghĩa sẽ hiện lên. Các anh chị có thể cài bộ từ điển tiếng Anh hay tiếng Việt đều được. Để đọc được tiểu thuyết bằng Firefox các anh chị cần phải tạo file html bằng phần mềm thiết kế web. Ngoài ra em cũng tạo cả file pdf để đọc truyện Harry Potter cả 7 quyển song ngữ Anh – Việt nữa, vừa để luyện tiếng Anh vừa để luyện tiếng Nhật.
Em chỉ cày cuốc có mỗi tiểu thuyết vậy thôi trong 5 tháng trời và đã thi đỗ N2 đúng sau 1 năm kể từ ngày em bắt đầu tự học tiếng Nhật tại nhà. Tự học tiếng Nhật không phải không tốt, vì càng không có ai dạy thì mình càng thêm động lực để học và mày mò các phương pháp hữu hiệu chứ không phải bị áp đặt cách học của một trung tâm ngoại ngữ nào đấy. Tự học trên mạng cũng là một cách rất tốt cho những ai có ít thời gian vì bận công việc và con cái, các anh chị chỉ cần bỏ chút thời gian 20-30 phút mỗi ngày thôi.
__
Yêu Nhật Bản - Học Tiếng Nhật

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Tên tiếng Nhật của các loài hoa.


Yêu Nhật Bản xin chia sẻ với các bạn tên tiếng Nhật của một số loài hoa rất thú vị.
Tên tiếng Nhật của các loài hoa.
Hoa tuyết (tháng 1) : スノーフレーク (Sunoufureiku) (snowflake)
Hoa diên vĩ (tháng 2): 菖蒲 (Ayame)
Hoa thủy tiên (tháng 3): 水仙 (Suisen)
Hoa đậu leo (tháng 4): 蝶豆擬 (choumamemodoki)
Hoa lan chuông (tháng 5): 鈴蘭 (スズラン) (suzuran)
Hoa hồng (tháng 6): 薔薇 (Bara)
Hoa phi yến (tháng 7): 飛燕草(hiensou) hay ラークスパー (rakusubaa)
Bồ công anh (tháng 8): 蒲公英 (Tanpopo)
Hoa bìm bìm (tháng 9): 朝顔 (asagao)
Hoa cúc vàng (tháng 11): シマカンギク (shimakangiku)
Hoa thủy tiên trắng (tháng 12): 白い水仙 (shiroisuisen)
Hoa anh đào : 桜 (sakura)
Hoa thạch thảo: 紫苑(shion)
Hoa tử đinh hương:ムラサキハシドイ (murasaki hashidoi)
Hoa kim ngân: スイカズラ (suikazura)
Hoa bất tử:ムギワラギク (mugiwaragiku)
Hoa anh thảo: シクラメン (shikuramen)
Hoa Anh túc: 芥子の花 (kesinohana)
Hoa bách hợp: 百合 (yuri)
Hoa bồ công anh: 蒲公英 (tanpopo)
Hoa bướm: 菫 (sumire)
Hoa cẩm chướng: 撫子 (nadeshiko)
Hoa cẩm tú cầu: 紫陽花 (ajisai)
Hoa cúc: 菊 (kiku)
Hoa dâm bụt: 葵 (aoi)
Hoa đào: 桃 (momo)
Hoa diên vỹ: 菖蒲 (ayame)
Hoa đỗ uyên: 石楠花 (shakunage)
Hoa hồng: 薔薇 (bara)
Hoa hướng dương: 向日葵 (himawari)
Hoa lan: 欄 (ran)
Hoa lan chuông: 鈴蘭 (suzuran)
Hoa lay ơn: グラジオラス (gurajorasu)
Hoa loa kèn nhện đỏ: 彼岸花 (higanbana)
Hoa mai: 梅 (ume)
Hoa mẫu đơn: 花王 (kaou)
Hoa mộc lan: 木蓮 (mokuren)
Hoa nhài:  ジャスミン (jasumin)
Hoa quỳnh: 月下美人 (Gekkanbijin)
Hoa sen: 蓮 (hasu)
Hoa thu hải đường: 秋海棠 (Shuukaidou)
Hoa thược dược: 天竺牡丹 (tenjikubotan)
Hoa Thuỷ tiên: 水仙 (suisen)
Hoa tiểu túc cầu: 小手毬 (kodemari)
Hoa trà: 椿 (tsubaki)
Hoa tử đằng: 藤 (fuji)
Hoa tulip: チューリップ (chuurippu)
Hoa tường vi: 野茨 (ノイバラ) (Noibara)
Hoa xương rồng: 仙人掌 (saboten)
__
Yêu Nhật Bản - Học Tiếng Nhật

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015


Kaizen là một phương pháp học tập bắt nguồn từ Nhật Bản. Kaizen theo triết tự từ được ghép bởi hai từ Kai và Zen. Trong đó, Kai nghĩa là cải cách liên tục, Zen nghĩa là làm cho tốt đẹp hơn. Kaizen có nghĩa là Cải cách liên tục để tốt đẹp hơn.

1. Hai tính chất của phương pháp Kaizen

Thứ nhất, Kaizen là những thay đổi nhỏ, thậm chí là rất nhỏ trong những vấn đề cần giải quyết. Có nghĩa là, khi gặp phải một vấn đề lớn và không biết phải bắt đầu từ đâu, bạn hãy chia chúng ra thành những phần nhỏ và đi vào giải quyết từng phần. 
Chia một lần chưa thấy hướng giải quyết thì tiếp tục chia thêm lần thứ hai, lần thứ ba,… đến khi tìm được hướng giải quyết. Tất nhiên việc chia phần nhỏ cũng yêu cầu sự tư duy và suy nghĩ của người tham gia. Bạn hãy chia sao cho hợp lý, chứ không phải là khiến nó phức tạp lên.
Học theo phương pháp Kaizen của Nhật
Một sơ đồ Kaizen ví dụ.
Thứ hai, Kaizen là làm liên tục và liên lục không ngừng. Nghĩa là những thay đổi nhỏ nhưng phải làm liên tục, có sự kết nối với nhau mà không bị ngắt quãng. Bởi một lí do đơn giản là vì những vấn đề đã được chia nhỏ và đã nhỏ thì cần phải giải quyết thật nhanh và liên tục, nếu không thì sẽ rất mất thời gian.
Tóm lại, phương pháp Kaizen thú vị vì các vấn đề nhỏ, đến mức khiến cho người giải quyết không gặp nhiều khó khăn và không còn cảm thấy sợ hãi. 

2. Áp dụng Kaizan vào học tập và ôn thi

- Mỗi ngày một câu hỏi
Có thể bạn đã biết, não là một bộ phận đặc thù của cơ thể, nó bị kích thích bởi những câu hỏi và các mệnh đề cần hướng giải quyết. Chính vì thế hãy đặt ra những câu hỏi để kích thích trí não sáng tạo để trả lời câu hỏi.
Nhưng không phải là những câu hỏi lớn lao, trừu tượng,… khiến chính ta không biết bắt đầu từ đâu. Mà hãy chia các câu hỏi ra nhỏ hơn, đơn giản hơn để giải quyết nó.
Ví dụ: thay vì câu: Làm sao để học giỏi? Hãy chia câu hỏi đó ra thành những câu nhỏ hơn như: Làm sao ta có thể dậy sớm hơn? Làm sao ta chịu khó làm bài tập hơn? Làm sao ta đến lớp đúng giờ hơn? Làm sao ta tập trung nghe giảng hơn?…
- Hành động liên tục trong ngày
Đừng chỉ đặt ra quyết tâm “ảo” bằng lý thuyết, hãy hành động ngay khi đặt ra vấn đề để giải quyết nó. 
Việc hành động liên tục sẽ tạo nên những hiệu quả nhất định. Nhưng quan trọng hơn nhất là nó giúp chúng ta hình thành những thói quen tốt và tích cực. 
Đầu tiên là về bộ não, việc hành động tư duy liên tục sẽ giúp hàng tỉ nơ-ron thần kinh có thể tạo liên kết với nhau, giúp bộ não hoạt động hiệu quả và bền hơn khi có áp lực.
- Đơn giản hóa vấn đề
Kaizan nghĩa là chia nhỏ vấn đề hay đơn giản hóa các vấn đề. Khi làm một công việc, để hoàn thành nó, không nhất thiết phải lao vào làm nó ngay lập tức và hoàn hảo ngay. Hãy từ từ nhìn lại và làm nó từ từ, làm từng phần một.
Ví dụ trong chi tiêu hàng tháng, bạn cảm thấy việc chi tiêu cần phải cắt giảm. Tháng trước bạn tiêu 2 triệu 500 ngàn đồng, tháng này bạn muốn giảm 500 ngàn đồng. Đừng ngay lập tức cắt lại 500 ngàn đồng lúc đầu tháng mà hãy từ từ giảm mỗi ngày một ít. Việc cắt giảm mỗi ngày một ít sẽ giúp bạn không bị “ngợp”.
Hay việc ngủ dậy buổi sáng, vì đã quen với việc dậy vào lúc 9h. Thay vì ngay lập tức thức dậy lúc 5h30 sáng, bạn hãy từ từ tập luyện mỗi hôm dậy sớm hơn một chút (khoảng 15 đến 30 phút), việc này sẽ giúp cơ chế hoạt động cơ thể không bị đảo lộn và giúp bạn khỏe hơn.
- Tự thưởngHãy thưởng cho mình khi thành công, đó là động lực chính mình tạo ra. Nhưng tất nhiên nó cũng dựa trên tiêu chí “nhỏ và ý nghĩa” như tôn chỉ của phương pháp Kaizen vậy.- Để ý và trân trọng từng khoảnh khắc nhỏ bằng “cuốn sổ hạnh phúc”
Hãy để ý và trân trọng những điều tưởng như nhỏ và tất yếu trong cuộc sống. Và một lời khuyên dành cho các bạn là hãy có một cuốn sổ mang tên: Cuốn sổ hạnh phúc!
Cuốn sổ này ghi lại tất cả những niềm vui, hạnh phúc lớn, vừa, bé, thậm chí là rất bé trong cuộc đời bạn. Một buổi học tốt, một lần giơ tay lên bảng, một lần điểm cao khi thi, một lời khen của cô,… hay “đời’ hơn là: một bữa cơm gia đình, (hay bữa cơm với bạn cùng phòng, nếu ở trọ), một chuyến đi chơi mang lại cho bạn nhiều cảm xúc,…
__
Yêu Nhật Bản - Học Tiếng Nhật

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Giáo trình nghe Mainichi kikitor


Giáo trình nghe Mainichi kikitori
Đây là giáo trình nghe  trọn bộ vol 1-2 rất hữu ích, được nhiều người sử dụng để cải thiện và tăng khả năng nghe Tiếng Nhật.

__
Yêu Nhật Bản - Học Tiếng Nhật