Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Bộ đề thi N4-N5


Bộ đề thi N4-N5

Bộ đề thi N4 và N5

Hãy luyện tập chăm chỉ để có thể tự tin vượt qua các kì thi Tiếng Nhật một cách dễ dàng nhé.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014


Sử dụng trợ từ trong Tiếng Nhật - Phần 1

Cách dùng trợ từ に:

I. Chỉ điểm tồn tại của người hoặc vật:
   1. Nơi chốn cụ thể
“田中社長は今会社にいる”,
Tanaka shachou wa ima kaisha ni iru.
Bây giờ giám đốc Tanaka đang có mặt ở công ty.
    2.Nơi chốn trừu tượng:
先月、田中さんは課長の地位についた?,
Sengetsu Tanaka san wa kachò no chii ni tsuita.
Tháng trước, ông Tanaka đã lên chức trưởng phòng.
II. Dùng thay thế cho で ( trường hợp động từ mang tính chất tĩnh):
ランさんはハノイに住んでいる。
Ran san wa Hanoi ni sunde iru.
Cô Lan đang sống ở Hà Nội.
- いすに座る。
Isu ni suwaru.
Ngồi xuống ghế.
会社に勤める。
Kaisha ni tsutomeru.
Làm việc ở công ty.
屋根に雪が積もる。
Yane ni yuki ga tsumoru.
Tuyết phủ trên mái nhà.
机に置く。
Tsukue ni oku.
Đặt xuống bàn.
III. .Chỉ thời điểm hàng động xảy ra hay số lần, mức độ tiến hành của hành động:
飛行機は十時につく。
Hikouki wa juuji ni tsuku.
Máy bay đến lúc 10 giờ.
一日に三回この薬を飲む。
Ichinichi ni sankai kono kusuri wo nomu.
Uống thuốc này 3 lần trong 1 ngày.
IV.Chỉ điểm đến hay nơi đến của hành động:
プールに行く。
Puuru ni iku.
Đi đến bể bơi.
V..Chủ chủ hành động trong câu chủ động hoặc câu sai khiến:
隣の人に足をふまられた。
Tonari no hito ni ashi wo fumarareta.
Bị người bên cạnh dẫm vào chân.
弟に自動車をあらわせた。
Otòto ni jidòsha wo arawaseta.
(Tôi) Bảo em trai rửa xe ô tô.
VI. Chỉ trạng thái hoặc kết quả của sự thay đổi:
信号が赤いに変わる。
Shingò ga akai ni kawaru.
Đèn báo hiệu chuyển sang màu đỏ.
将来、医者になるつもりだ。
Shòrai, isha ni naru tsumori da.
Trong tương lai, (tôi) có ý định sẽ trở thành bác sỹ.
VII. Chỉ đối tượng hướng tới của hành động:
ランさんの家に電話をかけた。
Ransan no ie ni denwa wo kaketa.
(Tôi) đã gọi điện thoại đến nhà chị Lan.
VIII. Chỉ hướng hành động từ bên ngoài vào bên trong hay từ một nơi rộng hơn vào nơi nhỏ hơn:
電車の乗る。
Densha ni noru.
Đi lên tàu điện.
IX. Chỉ mục đích của hành động:
映画を見に東京に行く。
Eiga wo mi ni Tòkyò ni iku.
Đi Tokyo để xem phim.
X. Chỉ mục đích của hành động nhưng danh từ đứng trước là danh động từ:
買い物に行く。
Kaimono ni iku.
Đi mua hàng.
XI. Chỉ cơ sở hành động được diễn ra:
協定によって決められた。
Kyòtei ni yotte kimerareta
Đã được quyết định trên cơ sở hiệp định
XII.Chỉ sự biến chuyển sang một trạng thái khác của một sự việc hoặc sự việc:
N1はN2 になる
N1 trở thành n2
XIII.Quyết định、chọn cái gì
N にする

Tiếng Nhật phỏng vấn


Bạn đang muốn đi xin việc tại công ty Nhật? Dưới đây là toàn bộ những gì bạn cần. Hãy chuẩn bị kĩ cho mình hành trang để tự tin trong tất cả những buổi phỏng vấn nhé!

Tiếng Nhật phỏng vấn

I. Hãy dùng dạng lịch sự “masu”-form

Ví dụ 1:
SAI: 長くアルバイトをしていたんで,経験があります.
ĐÚNG: 長くアルバイトをしていましたので,~
Cách trên là cách nói với bạn bè. Với ~ので,~から bạn phải dùng dạng ます trước đó:
忙しかったですので,~
転職したいと思いますから,~
Chú ý là để chỉ nguyên nhân bằng ため “tame” thì không phải dạng “masu” mà là Vる( thể từ điển):
忙しかったため,~
出張しているため,~
Bởi vì đây không phải là một vế câu độc lập mà chỉ là một bộ phận trong vế câu. Tóm lại cứ là VẾ CÂU thì bạn phải
kết thúc dạng “masu”. Mà một câu thì có thể có nhiều vế câu:
スキルアップをしたいですので,転職しようと思います
Vế nào cũng phải là dạng chuẩn “masu”-form.

II.Dạng “masu” kể cả trong vế câu “Nếu”

Ví dụ:
メールが届いたら,~ meeru ga todoitara
Ở đây là dạng nếu của “tokoku” (tới, đến), thì nên dùng là:
メールが届きましたら,~ meeru ga todokimashitara
Thay vì あったら attara (nếu có) thì sẽ là ありましたら (arimashitara) thì đúng chuẩn mực xã giao hơn.

III.Không dùng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ thân mật, suồng sã

Thường giới trẻ chuộng ngôn ngữ “trẻ” và nói tắt nhiều thứ, ví dụ:
- やはり yahari thì thành やっぱり yappari hay gọn hơn là やっぱ yappa.
Bạn phải tuyệt đối tránh “yappa” mà phải dùng “yahari” nếu không sẽ bị đánh giá là bất lịch sự.
- Bạn cũng không nên xài “Naruhodo” vì đây là ngôn ngữ nói chuyện bạn bè, thay vào đó là:
そうですか Thế ạ?
Hoặc: そのとおりですね sono toori desu ne
- Không dùng どうもありがとう Doumo arigatou mà bắt buộc phải có ございます gozaimasu.

IV.Dùng từ ngữ lịch sự

Từ ngữ lịch sự là cách biến một từ thành dạng lịch sự của nó. Cần phân biệt từ ngữ lịch sự và cách nói lịch sự với 尊敬語 sonkeigo (TÔN KÍNH NGỮ =  từ ngữ tôn kính) và 謙譲語 kenjougo (KHIÊM NHƯỜNG NGỮ = từ ngữ khiêm nhường) vì bản chất chúng khác nhau và được kết hợp với nhau để thành tiếng Nhật chuẩn mực.
Khi nói về “câu chuyện” thì không phải là 話 hanashi mà phải là お話 ohanashi, điện thoại thì thay vì dùng 電話 denwa phải là お電話 odenwa, “liên lạc” là ご連絡 gorenraku thay vì 連絡 renraku, “thông báo” phải là お知らせ o-shirase.
Ví dụ:
“Tôi sẽ liên lạc” => ご連絡をします gorenraku shimasu hay lịch sự hơn là ご連絡をいたします gorenranku wo itashimasu.
“Tôi sẽ gửi” thì nên là お送りします o-okuri shimasu thay vì 送ります okurimasu.
いいですか ii desu ka (Có được không ạ?) thì nên là よろしいですか yoroshii desu ka: “yoroshii” là dạng lịch sự của “ii”.

V.Từ ngữ tôn kính, từ ngữ khiêm nhường

Khi nói về đối phương thì bạn nên dùng từ ngữ tôn kính (sonkeigo), khi nói về bản thân thì dùng từ ngữ khiêm nhường (kenjougo), ví dụ:
Cùng là する (suru = làm) nhưng dạng tôn kính là “nasaru”, còn dạng khiêm nhường là “itasu”.
- “Anh đã liên lạc chưa?”
 ご連絡をなさいましたか?
go-renraku wo nasaimashitaka.
- “Tôi đã liên lạc rồi”
ご連絡をいたしました
go-renraku wo itashimashita.
Ở đây “go-renraku” là dạng lịch sự của “renraku”, dùng trong cả hai trường hợp.
Phân biệt Tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ, dạng lịch sự :
- Tôn kính ngữ : Khi nói về hành động của đối phương ( Khi hỏi)
Khiếm nhường ngữ: Khi nói về hành động của bản thân (Khi trả lời)
- Tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ khác dạng lịch sự ở chỗ:
      +Tôn kình ngữ và khiêm nhường ngữ động từ có thể để ở dạng từ điển.
      + Dạng lịch sự bắt buộc phải có desu và masu

TIẾNG NHẬT PHỎNG VẤN

- Khi mở cửa vào thì bạn nên chào họ là:
今日は![Tên bạn]と申します.どうぞよろしくお願いします.
Konnichiwa! [Tên bạn] to moushimasu. Douzo yoroshiku onegai shimasu.
= Chào các anh chị! Tôi là XYZ. Xin nhờ mọi người giúp đỡ.
Có thể lịch sự hơn là “onegai itashimasu”. Ở đây 申します moushimasu là dạng khiêm nhường của 言います iimasu.
- Khi ra về: 失礼します shitsurei shimasu = Tôi xin phép (ra về) (kanji: THẤT LỄ)
 * Chú ý là, trong cuộc phỏng vấn có thể người tuyển dụng sẽ sử dụng cách nói lịch sự, ví dụ:
今までどんなお仕事をなさいましたか? Ima made donna oshigoto wo nasaimashita ka?
Cho tới giờ bạn đã làm công việc như thế nào?
Ở đây nasaimashita là lịch sự của shimashita mà thôi.
-  Nếu bạn không hiểu thì có thể hỏi:
XYZとは何ですか XYZ towa nan desu ka = XYZ nghĩa là gì ạ?
Ví dụ 「雇用」とは何ですか.
    Hoặc là: 聞き取れませんでしたので,もう一度おっしゃっていただけますか?
Kikitoremasen deshita no de, mou ichido osshatte itadakemasu ka? 
Vì tôi không nghe được nên anh/chị có thể nói lại lần nữa cho tôi được không ạ?
おっ しゃる ossharu là dạng tôn kính của 言う iu. Hoặc có thể bạn nói là もう一度お話していただけますか  (mou ichido o-hanashi shite itadakemasu ka) cho đơn giản cũng được.
Bước vào công ty
おはいよございます!ohaiyo gozaimasu
Đây là lời chào khi bạn bước vào công ty, bất kể là khi đó đã trưa hay chiều, thậm chí là tối. Tức là “ohaiyo gozaimasu” là cái chào khi lần đầu gặp nhau trong ngày, chứ không hẳn là buổi sáng.
Ra về
お先に osaki ni = Tôi về trước đây
Hoặc: お先に失礼します osaki ni shitsurei shimasu = Tôi xin phép về trước (Nghĩa đen: Tôi thất lễ trước)
Hoặc dài dòng hơn thì là: 「お疲れ様でした.お先に失礼します.」otsukare sama deshita. osaki ni shitsurei shimasu.
Khi có người khác về trước
Khi họ ra về bạn sẽ chào: お疲れ様でした otsukare-sama deshita = “Chào anh/chị” (Nghĩa đen: Anh/chị đã mệt rồi)
Nếu là cấp trên thì có thể chào kiểu: お疲れさん! o-tsukare san! = “Chào nhé”. Bạn không được dùng kiểu chào này với cấp trên nhé.
Khi cám ơn người khác vì họ hoàn thành công việc (của họ)
お疲れ様でした otsukare sama deshita
Hoặc: ご苦労様でした go-kurou sama deshita (kanji: KHỔ LAO)
=> “Cám ơn anh/chị nhé” / “Anh/chị đã vất vả quá”, v.v…
Cấp trên thì có thể nói với cấp dưới là ご苦労さん!go-kurou san! = “Cám ơn nhé”.
Học nói chuẩn mực không khó (thật ra rất dễ), chỉ cần bạn có ý thức về nó thôi. Đọc bài viết này là đủ kiến thức căn bản để bạn nói chuẩn mực rồi đó.

__
Yêu Nhật Bản - Học Tiếng Nhật  

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014


Sử dụng trợ từ trong Tiếng Nhật - Phần 1

Cách sử dụng が 

I. Biểu hiện chủ ngữ trong câu 
1.Trong câu nghi vấn
         – Ai sẽ đi?         だれがいきますか?
         -Tôi sẽ đi          私がいきます。 
         – Khi nào thì được          いつがいいですか?
         -Ngày mai thì được        明日がいいです.
         – Cái nào là từ điển của bạn?    どれがあなたの辞書ですか? 
         -Cái này là từ điển của tôi        これが私の辞書です。 
2.Trong câu văn chỉ sự tồn tại thì nó biểu hiện sự tồn tại của con người, vật, sự việc 
         – Có ai ở trong phòng học?     教室に誰がいましたか
         – Có bạn Tanaka        田中さんがいました。 
         – Có cái gì ở trên bàn?        机の上に何がありますか?
         – Quyển sách ở trên bàn    本があります。
         – Có hẹn với bạn         友達と約束がある。 
3.Trong câu văn có tính từ hoặc trong câu so sánh
         • Giao thông của Nhật Bản thuận tiện         日本は交通が便利です。
         • Tokyo và Seoul thì nơi nào lạnh hơn?    「東京とソウルと、どちらが寒いですか」 
         • Seoul lạnh hơn            ソウルの方が寒いです。
         • Ai là người cao nhất trong lớp?          クラスで誰が一番背が高いですか? 
         • Tanaka là người cao nhất lớp              田中さんが一番背が高いです。 
4.Chủ ngữ trong câu văn tha động từ hoặc chỉ hiện tượng
         – Hoa anh đào đã nở rồi         桜の花が咲きました。
         – Trời đang m                         雨が降っています。
         – Tuần trước, đã có tai nạn giao thông ở chỗ này            先週、ここで交通事故がありました。 
5.Chủ ngữ trong câu mang tính chất phụ thuộc Câu danh từ:
        – Cái này là bức ảnh mà tôi đã chụp           これは私が撮った写真です。 
        -Câu chỉ khi: Ba tôi mất khi tôi còn là học sinh tiểu học năm thứ hai         私が小学二年生だったとき、父は死にました。
        – Câu chỉ lý do: Tôi không tham gia đi du lịch được vì công việc quá bận rộn           仕事が忙しいので、私は旅行に参加できません。
        – Câu chỉ điều kiện:Hãy trao cái này cho Tanaka nếu anh ấy đến          田中さんがきたら、これを渡してください。
6.Trong câu văn biểu hiện trạng thái:
       -Chìa khóa đang được treo ở cửa           ドアに鍵がかかっている。
       -Cảnh sát đang đứng ở cửa vào             入り口に警察が立っています。
       -Viết trước chữ lên tấm bảng đen          黒板に字が書いてあります。
       -Hoa được trang trí trước trong nhà      部屋に花が飾ってあります。 
II.Biểu hiện đối tượng 
1. Biểu hiện cảm xúc, tâm trạng …của đối tượng trong câu tính từ 
o Bạn nấu ăn giỏi thật đấy     あなたは料理が上手ですね。 
o Tôi thích thể thao               私はスポーツが好きです。
o Anh ấy giỏi tiếng Anh         彼は英語が得意です。
2. Biểu hiện đối tượng trong câu văn thể hiện sự mong muốn 
– Tôi muốn có một cái máy tính        私はパソコンが欲しいです。
– Tôi muốn uống nước         私は水が飲みたいです。
– Hôm nay tôi muốn ăn thịt nướng      今日は焼き肉が食べたいですね。
3. Biểu hiện đối tượng trong câu văn thể hiện khả năng 
• Bạn có hiểu tiếng Hàn Quốc không?          あなたは韓国語がわかりますか?
• Bạn có thể lái xe không?          あなたは車の運転ができますか?
• Tôi có thể nói được tiếng Trung Quốc       私は中国語が話せます。
III.Trợ từ kết nối 
1.Sử dụng khi muốn diễn đạt ý ngược nhau 
o Cô ấy xinh nhưng tính cách thì lạnh lùng             彼女は美人だが、性格が冷たい。 
o Đã uống thuốc rồi nhưng nhiệt độ vẫn không giảm:         薬を飲みましたが熱があがれません。
o Không muốn đi nhưng vẫn phải đi           行きたくないが行かなければならない。
2.Sử dụng khi kết nối câu văn với bộ phận trước đó 
– Xin lỗi, ở gần đây có nhà vệ sinh nào không?             すみまぜんが、近くにトレイはありませんか?
– Về cuộc nói chuyện trước đây nhưng không biết giờ đã thế nào rồi?           この前の話ですが、どうなりましたか?
– Tôi chọn cà phê còn bạn thì sao?                  僕はコーヒーにしますが、あなたは
__

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014


Làm sao để nhớ bảng chữ cái tiếng Nhật?
Bạn vẫn cho rằng học tiếng Nhật thật vất vả? Vậy còn bàng chữ cái thì sao? Tôi sẽ chỉ ra một số cách giúp bạn có thể học được cả 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana.

1. Luôn luôn có trong tay bảng chữ Nhật.

Hiragana và Katakana gồm các chữ cái khác nhau và với những âm phát ra giống nhau. Các tốt nhất để hòan thiện việc học cả 2 bảng chữ cái trên đó là hãy đọc lướt cả bảng và đọc to lên. Đây là phương pháp “cổ điển” nhất, nhưng đã được kiểm chứng và nó thực sự là phương pháp học bảng chữ cái tiếng Nhật rất tốt.

2. Thực hành viết chữ Kana.

Bước này hòan tòan có mục đích. Đối với một người, việc ghi nhớ trình tự các nét chữ trong khi đọc to chữ Kana sẽ cho phép bạn “bắn một mũi tên mà trúng 2 đích”. Bạn sẽ nhớ rằng bảng chữ Kana thì chỉ cần nhìn vào thứ tự các nét và phát âm to lên. Đừng quên rằng bạn cũng có thể viết đúng chữ Kana nếu bạn nhớ được trình tự các nét chữ.

3. Hát theo bảng chữ cái.

Đây là có lẽ là phương pháp thú vị nhất. Nếu bạn hát được bảng chứ cái, bạn sẽ có nhiều phần trăm cơ hội hơn để nhớ kỹ được bảng chữ này. Bạn không biết cách kết hợp các chữ cái thành một bài hát? Đừng lo lắng, có một trang web tuyệt vời luôn săn sàng đã có những bài hát alphabet rấ dễ dàng và dễ hát dành cho bạn. Hãy truy cập vào Genkienglish.net và bạn sẽ tìm ra một bài hát dành riêng cho bảng chữ cái Hiragana và Katakana.

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

“VÀ” và “HOẶC” trong tiếng Nhật, cách diễn tả danh sách trong tiếng Nhật.
A . “VÀ” trong tiếng Nhật
Tiếng Anh: and
Tiếng Nhật: …と…,…や…,…に…,…も…,および…, ….且つ(かつ)….
1. と
Từ được biết nhiều nhất là “to”, nó có nghĩa là “và”:
私と友達は友達ではない。
Tôi và bạn tôi không phải là bạn.
2. および 及び oyobi
Đây là “và” nhưng thường dùng trong ngôn ngữ viết hoặc các tính huống cứng nhắc trang trọng.
3. や ya
“VÀ” nhưng để diễn tả danh sách không đầy đủ.
その店は野菜や缶詰を売っている
Cửa hàng đó bán rau và đồ hộp…
4. Những chỗ nối câu
Ngoài ra những chỗ nối câu hay nối cụm từ bạn phải dịch là “và” cho tự nhiên:
-
a young and beautiful girl
若くて美しい娘
cô gái trẻ và đẹp
-
work by day and by night
昼も夜も働く
làm việc ngày và đêm
-
They left and we remained.
彼らは去り私たちは残った
Họ rời đi và chúng tôi thì ở lại.
“to” và “oyobi” khác nhau thế nào?
1. “oyobi” thường chỉ dùng trong ngôn ngữ viết
2. “oyobi” thường sắp xếp các danh từ ngang hàng và thường trong phạm vi hẹp hơn “to”
Ví dụ:
環境及び経済の問題 = vấn đề môi trường CŨNG NHƯ kinh tế (= vấn đề môi trường và vấn đề kinh tế)
環境と経済の問題 có thể là “môi trường và vấn đề kinh tế” mà cũng có thể là “vấn đề môi trường và kinh tế”.
Chú ý là nếu bạn phải dịch cụm từ trên thì bạn nên dịch là “vấn đề kinh tế và môi trường” thì sẽ an toàn hơn vì không bị sai ý nghĩa đi (nhờ vào việc vẫn giữ được độ không rõ ràng của câu văn gốc!).
4. 且つ(かつ) katsu
Đây là một từ “VÀ” mạnh có thể dùng để gộp cả tính từ hay vế câu, được dùng để liệt kê các cụm hay vế câu có vai trò ngữ pháp và cấu tạo ngữ pháp ngang hàng.
安全かつ経済的な方案 = phương án an toàn và kinh tế (= phương án vừa an toàn vừa kinh tế)
=安全なかつ経済的な方案
(liệt kê tính chất)
研修に行くかつ将来担当者になる人たち = những người đi thực tập và sau này sẽ thành người phụ trách
Liệt kê hai tính chất (là hai vế câu!) là 研修に行く và 将来担当者になる cho 人たち.
Cách dùng: “katsu” dùng để diễn tả chính xác nên thường dùng trong văn bản pháp luật, luận văn, văn bản cần sự rõ ràng.
B. “HOẶC” trong tiếng Nhật
か、または 又は、若しくは もしくは、或いは あるいは、ないし・・・
1. か “ka”
Hay dùng trong ngôn ngữ nói, dưới dạng:
N + ka + N
N + ka + N + ka
Vế câu + ka + Vế câu + ka
Ví dụ:
赤か緑を使う = dùng màu đỏ hoặc xanh lá
人間か動物かがわからない = không biết là người hay động vật
行くか行かないかはっきり言って! = đi hay không đi thì nói rõ ra đi!
2. 又は matawa
“hoặc”, “hay là”,…: Dùng trong ngôn ngữ viết và các văn bản.
3. 或いは aruiwa
“hoặc”, “hay là”,…: Dùng trong ngôn ngữ viết và các văn bản.
4. 若しくは moshikuwa
“hoặc là”, “hay là”: Cũng như “matawa” nhưng cứng hơn.
5. ないし naishi
“hay là”: Cũng như “matawa” nhưng cứng hơn.
Thường trong một câu để làm rõ sự ngang hàng của các danh từ thì có thể kết hợp các từ trên, ví dụ:
家庭裁判所は、証人を尋問し、又は鑑定、通訳若しくは翻訳を命ずることができる
Giải thích: “matawa” để “hoặc” cho hàng lớn, “moshikuwa” để “hoặc” cho hàng nhỏ hơn.
Diễn tả danh sách không đầy đủ với “ví dụ”, “như”
Tiếng Nhật sẽ dùng “toka”, “nado” (có thể kết hợp với nhau):
など(等):”ví dụ như”, “như”
ドラゴンフルーツ、スターフルーツなどのベトナムの果物
= những hoa quả Việt Nam như thanh long, khế, …
とか:Dùng như “hay” khi lấy ví dụ
「真理」とか「美」といった抽象的な言葉
= những từ ngữ trừu tượng chẳng hạn như “chân lý” hay “cái đẹp”
和菓子とかせんぺいなど = ví dụ như kẹo Nhật hay bánh gạo Nhật
といった:= “chẳng hạn như”
Cách dùng: [Danh từ ] + to itta
Chú ý: “to itta” khác với “to iu”, “~ to iu” là “cái gọi là ~”, “gọi là  ~”
レイシという果物 = trái cây gọi là vải