Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Trong 4 kỹ năng tiếng Nhật: Nghe - Nói - Đọc - Viết thì có thể nói kỹ năng nghe là kỹ năng khó nhất và cũng khiến nhiều người nản lòng nhất khi học tiếng Nhật. Để nghe tốt tiếng Nhật tốt hơn, bạn hãy luyện nghe theo lộ trình sau đây.


I - Nắm vững từ vựng

luyện nghe tiếng Nhật
Ban đầu khi nghe điều này mọi người có thể nghĩ là không liên quan, tuy nhiên chính việc không nẵm vững hết các từ vựng là 1 phần lý do khiến bạn không nghe tiếng Nhật được. Khi bạn không nhớ các từ vựng thì khả năng cao là khi bạn nghe 1 đoạn hội thoại hay chỉ đơn thuần là 1 câu văn, bạn sẽ không hiểu đích xác họ đang nói gì. Và điều ác mộng nhất đó là khi mà bạn không nghe ra và cũng không hiểu được từ chìa khóa trong 1 đoạn hội thoại khi nghe tiếng Nhật hay 1 câu văn khi đọc một đoạn văn. Chính vì vậy lời khuyên là bạn nên cố gắng học các từ mới thuộc trình độ tiếng Nhật mà bạn muốn thi, đồng thời bạn cần phải lắng nghe cách phát âm của từ để đến khi bạn làm bài nghe, bạn sẽ hiểu được và bắt được từ chìa khóa.



II - Nắm vững ngữ phápnghe tiếng nhật

Ngoài từ vựng ra thì việc nắm vững ngữ pháp cũng khá quan trọng. Trong một bài thi nghe tiếng Nhật, mọi cấu trúc ngữ pháp sẽ nằm trong những gì mà bạn đã học. Cũng tương tự như việc học từ vựng, bạn sẽ cần phải học cả ngữ pháp và luyện nghe các đoạn hội thoại liên quan đến từng cấu trúc ngữ pháp. Và nhiều khi, dựa vào ngữ pháp mà từ vựng bạn nghe được cũng sẽ khác biệt đôi chút nhưng nó hoàn toàn có thể khiến bạn không nhận ra. Chúng ta lấy ví dụ từ おわります (Owarimasu - "kết thúc"), khi chuyển sang dạng cấu trúc câu hiện tại tiếp diễn chúng ta sẽ có おわっています (Owatteimasu - "đang kết thúc"). Như vậy là 1 từ đã có sự thay đổi và nếu bạn không nhớ ngữ pháp thì bạn hoàn toàn sẽ không nghe ra từ đã bị biến đổi theo cấu trúc ngữ pháp.

III - Nghe đi nghe lại các đoạn hội thoạiluyện nghe tiếng Nhật online

Nếu bạn đang học giáo trình Minna no Nihongo hay bất cứ các giáo trình nào khác, bạn sẽ biết là trong mỗi bài sẽ luôn có 1 đoạn hội thoại để luyện nghe tiếng Nhật, tức là việc của bạn là không chỉ đọc đoạn hội thoại mà còn phải nghe đi nghe lại các đoạn hội thoại đó. Việc nghe các đoạn hội thoại như vậy sẽ khiến cho bạn quen với ngữ điệu của tiếng Nhật và cũng là để bạn luyện nghe tiếng Nhật tốt hơn song song với việc luyện các bài tập nghe. 1 điều thú vị đó là bạn có thể vừa học khả năng nói và cả khả năng nghe thông qua việc nghe các đoạn hội thoại như vậy.


IV - Tập trung bắt các từ chìa khóa

luyện nghe tiếng nhật giao tiếp
Điều này rất quan trọng đặc biệt trong các bài tập luyện nghe tiếng Nhật giao tiếp. Bình thường khi 1 người tập nghe, anh ta thường sẽ cố gắng nghe được tất cả các câu hội thoại, tuy nhiên điều này khó mà có thể làm được đặc biệt là khi người đó đang trong 1 kì thi JLPT thực thụ. Chính vì vậy 1 chìa khóa khác mà các bạn luyện nghe nên làm đó là bắt được từ chía khóa. Từ chìa khóa thường là những từ nắm giữ ý nghĩa chính của toàn bài và chỉ cần nắm được nó là bạn có thể nắm được phần lớn nội dung bài nghe. Đây cũng là lý do vì sao mà mọi người cần nắm vững từ vựng (lời khuyên I) bởi sẽ rất là đáng tiếc nếu bạn không bắt được từ chìa khóa chỉ vì bạn không biết từ đó nghĩa là gì.

V - Đọc kỹ đề bài và các phần đáp án, phần câu trả lời

1 trong những lỗi vô cùng nghiêm trọng không phải chỉ riêng trong các bài thi nghe tiếng Nhật mà còn trong các bài thi kĩ năng khác, đó là việc không chịu đọc kĩ đề bài. Nhiều khi chúng ta chỉ đọc lướt qua đề bài và hiểu đại khái yêu cầu đề bài yêu cầu mình phải làm gì, nhưng nhiều khi chính vì đọc lướt qua mà chúng ta hoàn toàn có thể hiểu lầm đề bài hoặc bỏ quên 1 vài chi tiết cần thiết (mà 1 số các chi tiết nhỏ lại đóng vai trò rất lớn).
Ngoài ra chúng ta cũng cần đọc phần trả lời và các đáp án, ví dụ trong bài điền từ chẳng hạn. Để dễ tưởng tượng đề bài yêu cầu bạn điền vào chỗ trống và họ cho bạn 1 đoạn văn, như vậy điều cần làm đó là đọc đoạn văn đó để ít nhất bạn có thể nắm được sơ bộ đoạn văn nói về điều gì, và tốt hơn là nữa là bạn có thể khoanh vùng trong đầu những từ ngữ có thể sẽ xuất hiện trong ô trống. Nếu mà bạn không đọc trước đoạn văn, bạn sẽ dễ bị choáng ngợp và không bắt kịp với đoạn văn vì bạn cần phải vừa nghe, vừa hiểu đoạn văn đang nói về cái gì và điều này dễ dẫn tới thất bại.

VI - Du học Nhật nếu có thể

nghe tieng nhat giao tiep
Nhìn chung thì lời khuyên này luôn đúng, và bạn nên thực hiện nếu bạn có khả năng. Vẫn như các bài viết liên quan tới lời khuyên trong việc học tiếng Nhật khác, liệu điều gì tốt hơn trong việc học tiếng Nhật ngoài việc được học ngay trong chính đất nước, môi trường khai sinh ra ngôn ngữ đó?
Trên đây là 1 số lời khuyên giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt hơn trong việc luyện nghe tiếng Nhật. Chúc các bạn thành công và có nhiều niềm vui khi học tiếng Nhật!


Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Bạn có biết chỉ việc xin lỗi thôi, người Nhật cũng có tới 11 cách. Cùng tìm hiểu và ghi nhớ nào!




Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi mà bạn gây ra thì có tới 11 cách xin lỗi tiếng Nhật. Việc xin lỗi còn phụ thuộc vào quan hệ của bạn với người bạn cần xin lỗi nữa!
1. Sumimasen - すみません
Sumimasen là một trong những từ phổ biến, hay được người Nhật sử dụng. Từ này thường được sử dụng để xin lỗi một cách nhẹ nhàng. Nếu bạn va vào một ai đó khi ở ga tàu điện ngầm thì hãy nói sumimasen
2. Shitsurei - しつれい
Shitsurei có thể được dịch là “Tôi thật mất lịch sự”. Đó là một cách xin lỗi thể hiện sự thân mật. Nếu bạn cần gắp một thức ăn trên bàn ăn tối thì hãy nói Shitsurei.
3. Shikkei - しっけい
Shikkei có ý nghĩa giống như shitsurei. Từ này bắt nguồn được sử dụng bởi các “salary men”. Những người trẻ thì không sử dụng từ này. Lần đầu tiên bạn nói từ này bạn biết là mình đã tham gia câu lạc bộ của “salary man”
4. Shitsureishimashita - しつれいしました
Shitsureishimashita là thì quá khứ của từ shitsurei. Trong tiếng Nhật, thì quá khứ thể hiện sự lịch sự hơn.
Nó có thể được dịch là “Tôi thật mất lịch sự”. Hãy nói từ này khi bạn làm đổ rượu trên bàn tại một bữa tiệc.
Xin lỗi tiếng Nhật
Xin lỗi trong tiếng Nhật cũng có nhiều cách lắm đấy!


5. Gomen - ごめん
Gomen là một từ khá thoải mái để nói, bạn có thể sử dụng từ này để nói với bạn thân hoặc gia đình. Gomen là thể rút gọn của từ “gomenasai”. Hãy nói từ này khi bạn đến muộn 5 phút trong buổi hẹn với bạn bè.
6. Gomen ne - ごめんね
Gomen ne có thể được dịch là “Mình rất xin lỗi?”. Nghe khá nữ tính. Hãy nói gomen ne khi bạn đến muộn 5 phút trong buổi hẹn café trưa với bạn gái.
7. Gomenasai - ごめんなさい
Gomenasai là một từ xin lỗi gần gũi. Vì nó thể hiện sự gần gũi nên bạn chỉ nên sử dụng nó với những người có mối quan hệ gần gũi. Nói cách khác, đừng thử nói từ gomenasai với sếp của bạn. Hãy sử dụng từ này khi nói với bạn trai/bạn gái của bạn.
8. Sumimasen deshita - すみませんでした
Sumimasen deshita là thì quá khứ của sumimasen. Sử dụng từ này để xin lỗi sếp của bạn nếu bạn bị bắt gặp ngủ gật trong giờ làm việc.
9. Moushiwake gozaimasen deshita - もうしわけございませんでした
Là một lời xin lỗi trang trọng lịch sự mà bạn nên chỉ sử dụng nếu bạn đã làm điều gì đó rất tệ. Thường được sử dụng trong nhà hàng hay trong những môi trường trang trọng.
10. Moushiwake arimasen deshita - もうしわけありませんでした
Từ này thậm chí còn rất lịch sự. Ví dụ như bạn đã mắc phải 1 sai lầm nguy hiểm tới người khác.
11. Makoto ni moushiwake gozaimasen deshita - まことにもうしわけございませんでした

Cụm từ này là cụm kinh khủng nhất, nó mang tính trang trọng, lịch sự vô cùng.
Thật khó có thể nắm bắt được hết tính cách của người Nhật, nhưng cũng thật dễ dàng để có thể làm họ vui lòng. Hãy cùng học tiếng Nhật với Akira các bạn nhé!
 



Tiếng Nhật của người Osaka

Cũng giống như bất kỳ thứ tiếng nào trên thế giới, tiếng Nhật cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền. Đặc trưng của tiếng Osaka tuy không khác tiếng phổ thông là mấy, nhưng Osaka - ben, tiếng Nhật kiểu Osaka lại rất vui và khá thú vị!

Mách bạn địa chỉ trung tâm tiếng Nhật uy tín tại Hà Nội

Tên tiếng Nhật hay dành cho các bạn nữ

Cảm ơn: ありがとう → おおきに  = arigatou -> ôkini
Được, tốt: いい→ ええ = ii -> ee  
                いいよ →  ええで = iiyo -> eede
Thật không? ほんとうに? →  ほんまに?= hontouni? -> honmani?
Rất: とても →  めっちゃ = totemo -> mecchya
Tính trẻ con: こどもっぽい →  おぼこい = kodomoppoi -> obokoi
Lạnh: さむい →  さぶい = samui -> sabui
Mệt: つかれる →  しんどい = tsukareru -> shindoi
Bánh bao: にくまん →  ぶたまん = nikuman -> butaman
Vứt đi: すてる →  ほかす = suteru -> hokasu
tiếng Nhật Osaka ben



Đồ hâm, ngu ngốc: ばか →  あほ = baka -> aho
Rất nhiều: たくさん →  ようさん、ぎょうさん = takusan -> yousan, gyousan
Bố: おとうさん →  おとん = otô san -> otan
Mẹ: おかあさん →  おかん = okaa san -> okan
Ông kia: あのおじさん →  あのおっちゃん = ano ojisan -> ano otchan
Kẹo: あめ →  あめちゃん = ame -> amechan
Không được: だめ →  あかん  = dame -> akan
                   だめじゃん →  あかんやん = damejan -> akanyan
                   だめだよ~→  あかんでぇ~ = damedayo~ -> akandee~
                   だよ~ →  やで~ = dayo~ -> yade~
Tiếng Nhật Osaka ben





Những động từ thể phủ định đuôi ~ない<nai> đổi thành đuôi ~へん<hen>
Không hiểu: わからない →  わからへん = wakaranai -> wakarahen
Không đến:
来ない →  けへん = kinai -> kehen
しない →  せぇへん = shinai -> seehen 
しなければならない →  せなあかん = shinakerebanaranai -> senaakan
される →  してはる = sareru -> shiteharu
どうしてなの?→  なんでやねん!= doushitenano? -> nandeyanen


Tiếng Osaka như bản tính của người Osaka vậy, nóng nảy và bộc trực, cũng như nhanh nhảu và vui tươi. Nếu có cơ hội đừng bỏ lỡ một lần đến Osaka bạn nhé!




Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Trong nói chuyện hàng ngày ngày người Nhật hay dùng cách nói nhanh, nói tắt mà nếu bạn không quen thì sẽ khó hiểu họ nói gì. Akira sẽ tổng hợp lại một số cách nói nhanh và nói tắt trong tiếng Nhật, giúp các bạn dần làm quen tốt hơn với ngôn ngữ nói của người Nhật.




Các quy tắc nói nhanh, nói tắt trong tiếng Nhật


では dewa → じゃ ja
xf3025114965w
ては tewa → ちゃ cha

ておく te oku → とく toku

てしまう te shimau → ちゃう chau

でしまう de shimau → じゃう jau

てしまった te shimatta → ちゃった chatta

でしまった de shimatta → じゃった jatta

ければ kereba → きゃ kya

いらない iranai → いらん iran

もの mono → もん mon

(Các âm hàng "n" như "na","ni",... sẽ thành "n")

来るなよ kuru na yo → くんなよ kunna yo

(Các âm hàng "r" như "ra, ri, ru, re, ro" sẽ thành "n")

dewa -> ja, tewa -> cha

te oku -> toku

te shimau -> chau, de shimau -> jau, te shimatta -> chatta, de shimatta -> jatta

kereba -> kya

"ra, ri, ru, re, ro" -> "n"

"na, ni, nu, ne, no" -> "n"



Ví dụ:

私は日本人じゃありません。(私は日本人ではありません)

Watashi wa nihonjin ja arimasen (Watashi wa nihonjin dewa arimasen)

Tôi không phải người Nhật.



入っちゃいけないよ。(入ってはいけないよ)

Haitcha ikenai yo (Haitte wa ikenai yo)

Không được vào đâu.



仕事しなくちゃ!(仕事しなくては=仕事しなくてはならない)

Shigoto shinakucha! (Shigoto shinakute wa = Shigoto shinakute wa naranai)

Phải làm việc thôi!



じゃ、またね!(では、またね)

Ja, mata ne! (Dewa, mata ne)

Vậy hẹn sau nhé!



ご飯を炊いといて!(ご飯を炊いておいて)

Gohan wo taitoite! (Gohan wo taite oite)

Nấu cơm sẵn đi!



準備しとく。(準備しておく)

Jumbi shitoku (Jumbi shite oku)

Tôi sẽ chuẩn bị sẵn.



食べちゃった。(食べてしまった)
早食い
Tabechatta (Tabete shimatta)

Ăn mất rồi.



読んじゃうよ。(読んでしまうよ)

Yonjau yo (Yonde shimau yo)

Tôi đọc mất đấy.



それじゃ始めましょう!(それでは始めましょう)

Sore ja hajimemashou (Sore dewa hajimemashou)

Thế thì bắt đầu thôi!



それじゃ!(それでは!)

Sore ja! (Sore dewa!)

Vậy nhé!



待機しといて!(待機しておいて)

Taiki shitoite! (Taiki shite oite)

Chờ sẵn đi!



行かなきゃならない。(行かなければならない)

Ikanakya naranai (Ikanakereba naranai)

Tôi phải đi.



してはいかん。(してはいかない)

Shite wa ikan (Shite wa ikanai)

Không được làm.



バナナが好きだもん!(バナナが好きだもの)

Banana ga suki da mon! (Banana ga suki da mono)

Tôi thích chuối mà lại!



さわんな。(さわるな!)

Sawanna (Sawaruna)

Đừng có động vào!



Người Nhật cũng hay nói tắt, bỏ lửng câu nói

仕事しなくちゃ。=仕事しなくてはならない。
OWYqgzgN5sbND6X_10465
Shitogo shinakucha = Shigoto shinakute wa naranai

Tôi phải làm việc đã.



雨が降るかも=雨が降るかもしれない。

Ame ga furu kamo = Ame ga furu kamoshirenai

Có thể trời sẽ mưa.



今行かなきゃ=今行かなきゃならない。=今行かなければならない。

Ima ikanakya = Ima ikanakya naranai = Ima ikanakereba naranai

Giờ tôi phải đi đã.



ここにタンポポしか・・・=ここにタンポポしかない。

Koko ni tampopo shika ... = Koko ni tampopo shika nai

Ở đây chỉ có bồ công anh.



すごいじゃ=すごいじゃない?=すごいではないか?

Sugoi ja = Sugoi janai? = Sugoi dewanai ka?

Không giỏi sao? (Không hay sao?)



散歩すれば?=散歩すればどうですか?

Sampo sureba? = Sampo sureba dou desu ka?

Đi dạo thì sao? = Đi dạo một chút xem!



お茶でも?=お茶でも飲みますか?

Ocha demo? = Ocha demo nomimasu ka?

Trà thì sao? (=Anh có uống ví dụ nước trà không?)



Ngôn ngữ nói trong giới trẻ

Thường hay dùng biến âm như sau:

面白い(おもしろい)→ おもしれえ (thú vị): omoshiroi = omoshiree

ひどい → ひでえ (tồi tệ) hidoi -> hidee

・・・じゃない → ・・・じゃねえ nai -> nee

うまい → うめえ (ngon, giỏi) umai -> umee
1122661i
いたい → いてえ (đau) itai -> itee

Cách nói trên chỉ dùng với tính từ.



Các nói tắt khác

それは sore wa → そりゃ sorya

だめじゃない dame janai → だめじゃん dame jan

いらない iranai → いらん iran



Phương ngữ (Cách nói địa phương)

Ví dụ ở Kansai sẽ nói là だめや "dame ya" thay cho だめだ "dame da" (không được).
141225


Ví dụ áp dụng

Há chẳng phải đây là xứ Phật,

Mà sao ai nấy mặt đau thương?

ここは仏の地じゃないか、 | Koko wa hotoke no chi janai ka

どうしてみな悲しげな顔? | Doushite mina kanashigena kao?

Các Mẫu Ngữ Pháp Thể V ます

Trong giao tiếp nói giao tiếp tiếng Nhật, đôi khi chúng ta phải sử dụng thủ thuật khi giao tiếp để tạo sự hứng thú. Trong bài này chúng ta cùng học thủ thuật đó nhé.


Phương pháp học tiếng Nhật cơ bản cho người mới bắt đầu


Khám phá bí kíp thành thạo tiếng Nhật trong 100 ngày tại Akira


だいじょうぶ です

những cụm từ giúp nói lưu loát tiếng NhậtDaijoubu desu
Một cụm từ giúp giả vờ kinh điển với tính linh hoạt tuyệt vời, Daijoubu có thể mang nghĩa là Có, Không, Không sao hay Có sao không và nhiều nhiều nữa. Cái hay nhất của cụm từ Daijoubu là ý nghĩa mơ hồ của nó sẽ khiến người nghe phải giải nghĩa điều bạn vừa nói, chuyển trách nhiệm về độ thành công của cuộc giao tiếp sang cho đối phương. Ví dụ một nhân viên bán hàng hỏi bạn rằng bạn có muốn mua một chiếc túi không? còn bạn thì không hiểu người ta nói gì, bạn cứ trả lời là Daijoubu desu và giờ đến lượt người nhân viên kia phải nghĩ xem là bạn có muốn hay không. Hoặc bạn cứ đứng đơ ra đó và nhìn người ta bằng ánh mắt hình viên đạn.

あのう

5 cụm từ giả vở nói lưu loát tiếng Nhật// <![CDATA[ Anou

// ]]> Anou thì giống um hoặc uh trong tiếng Anh và cũng được sử dụng tương tự để lấp đầy khoảng trống giữa các câu. Bạn cũng có thể dùng Ano để trì hoãn thời gian cho tới khi có ai đó gọi đến hay là một trận động đất đến, hoặc là bạn nhớ ra có việc phải đi và muốn nhanh chóng thoát khỏi cuộc hội thoại 

 

<Xem thêm:  Vui học tiếng Nhật qua truyện cổ tích>

 


うん and えええええええ


sử dung những cụm từ nào trong tiếng nhậtUn and Eeeeeeee

Một trong những điều tôi thích về việc giao tiếp bất thành trong tiếng Nhật là có rất nhiều cách ủng hộ người nói bằng cách tạo ra những âm thanh mang hàm ý những gì họ nói là có giá trị và thú vị. Bất cứ lúc nào có ai đó nói chuyện với bạn bằng tiếng Nhật, cứ quăng vào cuộc hội thoại một vài Un, kèm theo đó là những tràng Eeeeeeee để cho thấy bạn đánh giá cao nỗ lực giao tiếp của họ, ra vẻ như bạn đang thực sự hiểu điều họ đang nói dù thực ra bạn chẳng hiểu gì sất. Bằng cách này hai người dù không hiểu đối phương nói gì nhưng vẫn có thể kết thục cuộc hội thoại một cách mỹ mãn 


すみません

những cụm từ giúp bạn nói lưu loát tiếng nhật
Sumimasen

Cái này rất quan trọng. Giống như phần lớn những người không phải dân bản địa, bạn sẽ mắc một số sai lầm văn hóa ngớ ngẩn mỗi ngày và đều có thể giải quyết bằng một câu Sumimasen đơn giản. Thực ra, sẽ tốt khi bạn hay nói Sumimasen vì sẽ giúp bạn trông luôn lễ phép và tránh khỏi bị bắt vì một câu nói tiếng Nhật hớ hên khủng khiếp nào đó 

 


ちがうよ!

cụm từ tiếng nhật
Chigau yo!

Cụm từ cuối cùng là Chigau yo nghĩa là Không đúng hoặc là Không, tôi chỉ đùa thôi. Giả vờ giỏi tiếng Nhật có thể dẫn đến một số tình huống nguy hiểm như khi bạn không hiểu câu hỏi mà lại trả lời một cách không phù hợp, những lúc đó hãy dùng Chigau yo nhé!

Mách bạn địa chỉ trung tâm dạy tiếng Nhật uy tín tại Hà Nội 

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Ngữ pháp dạng sai khiến trong tiếng Nhật

Những cách sai khiến, ngữ pháp dạng sai khiến trong tiếng Nhật.



1.「使役形」の作り方 : Cách đổi động từ thành dạng sai khiến
maxresdefault
Để nhớ cách thay đổi động từ thành dạng sai khiến ta cũng cần căn cứ theo loại của động từ.
Bảng chia động từ: 
Động từ nhóm 1Động từ nhóm 2Động từ nhóm 3
よむ -> よませる行く  -> 行かせる
買う  -> 買わせる
話す -> 話させる
立つ -> 立たせる

あげる -> あげさせる教える -> 教えさせる
调べる -> 调べさせる
する -> させる来る -> 来させる(こさせる)

使役形」の簡単形 : Hình thức đơn giản hoá của dạng sai khiến
. Trường hợp Ngũ đọan động từ, ta lấy âm cuối thay đổi tương ứng theo đoạnあsau đó thêm âm「す」vào.
Ví dụ:
行かせる=行かす
Trường hợp Nhất đoạn động từ ta bỏ đi âm「る」ở cuối sau đó thêm vào「さす」.
Ví dụ:
食べさせる=食べさす
Chú ý: Cách dùng này thường ít gặp trong văn viết, mà được dùng trong văn nói.




2.「使役形」の文の形と使い方 : Dạng câu và cách sử dụng dạng sai khiến
shiu3
Thông thường dạng sai khiến được hiểu nghĩa : “A bảo/sai B làm…”. Tuy nhiên, tùy theo sự khác nhau của câu từ mà nó có ý nghĩa khác.
Trong câu có động từ ở dạng sai khiến, đầu tiên cần chú ý đó là tự động từ hay tha động từ.
Phía trước của tự động từ không có Tân Ngữ, trường hợp Tha Động từ thì phía trước có thể có Tân Ngữ.
A. 動詞は他動詞の時 : Khi động từ là Tha động từ
Cần chú ý đối tượng ngữ là người(tức là B)cần phải sử dụng trợ từ「に」.
VD: 
1.社長は社員に仕事をさせる。
Nếu phía sau B ở đây là 社員 ta dùng trợ từ「を」thì trong câu này sẽ xuất hiện 2 trợ từ「を」。Một trợ từ xuất hiện 2 lần trong một câu là điều kiên kỵ trong văn phạm Nhật ngữ.
Vì vậy khi động từ là tha động từ, phía sau “B” ta phải sử dụng trợ từ「に」,chứ không được dùng「を」.
[Aは Bに ~使役形]
B. 動詞は自動詞の時 : Khi động từ là tự động từ
Phía sau đối tượng ngữ B ta phải dùng trợ từ「を」.
Khi động từ là tự động từ, nếu phía trước có mục đích của động tác, thì phía sau từ mục đích này thường người ta dùng trợ từ「に」.Vì vậy nếu phía sau đối tượng ngữ ta cũng dùng trợ từ に,thì trong một câu sẽ xuất hiện 2 lần trợ từ này. Do đó, khi động từ là tự động từ, phía sau B ta phải dùng trợ từ「を」.
[Aは Bを ~使役形]
1.社長は社員を働かせる。
2.社長は社員を買い物に行かせる。
Phân tích từ cách sử dụng, thấy động từ dạng sai khiến có 2 cách sử dụng. Tiếp theo ta phân tích vài cách sử dụng dựa trên ý nghĩa của nó.
C.「~しろ」の意味
Có ý nghĩa giống như dạng câu「しろう」
Về mặt ý nghĩa, Dạng sai khiến thường mang ý nghĩa “khiến ai đó làm một việc gì đó, tương tự như dạng câu mệnh lệnh trong Nhật Ngữ.;
1.母は子供を家まで歩かせる。
2.スポーツクラブの先生は子供たちに厳しい練習をさせる。
D. そのままにして止めない
Mang ý nghĩa “cứ để ai đó làm gì đó…(đừng can thiệp vào)”.
1.若いママは子供を一日中公園で遊ばせている。
2.彼女は酒が好きだから、たくさん飲ませてあげましょう。
E. 人の気持ち
Có nghĩa khiến cho ai đó có một tâm trạng như thế nào đó…
1.彼は家族にぜんぜん連絡しないで、みんなを心配させました。
2.音楽は私たちを楽しませてくれる。
(=私たちは音楽を聞いて楽しむ。)
F. ていねいなお願い
Đây là cách sử dụng tự khiêm ngữ rất thông dụng trong tiếng nhật cần đặc biệt chú ý.
Tự khiêm đối với động tác của mình, người ta dùng dạng câu「Động từ dạng sai khiến+いただく」
1.すみません。明日は休ませていただきたいのですが。
2.その仕事はぜひ私にやらせてください。
Ví dụ 1 “Xin lỗi. tôi muốn xin nghỉ vào ngày mai.”
Thực tế đó là dạng tự khiêm ngữ của “tôi muốn nghỉ phép” khi đó người ta dùng て形củ a động từ 休むtheo dạng sai khiến「休ませて」+いただきたい
Cách nói đơn giản của “muốn ăn” là「食たい」chuyển qua ngữ khí tự khiêm ta nói「食べさせていただきたい」
Cách nói đơn giản của “uống” là 「のむ」tự khiêm thành「のませていただく」
“Nghĩ ngơi” là「やすむ」tự khiêm:「やすませていただく」. Muốn nghĩ ngơi người ta nói thành「やすませていただきたい」
Dạng câu「Động từ dạng sai khiến+ください」thông thường dùng cho chính bản thân người nói, biểu thị ý thỉnh cầu người khác cho phép mình làm một việc gì đó.
Ví dụ 2: “Dù gì xin hãy để tôi làm việc này!”.
Khi muốn nói “để tôi làm…” ta dùng dạng câu「Động từ dạng sai khiến+ください」。
Ví dụ, “Xin hãy hướng dẫn chúng tôi tham quan Tokyo” ta nói「东京を案内してください」
Nhưng khi nói “Xin hãy hướng dẫn chúng tôi tham qua Tokyo” ta nói「东京を案内させてください」

Phuong phap luyen nghe tieng nhat hieu qua